- Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng
cho tất cả các sinh vật trên quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn
không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh
hiện nay cũng không tồn tại được.
Từ
xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa
học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá
trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân
loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như:
nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre
và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông
Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc;
nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...
Vai trò của nước đối với con người
Ảnh:TL
Nước
có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài
tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước
bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể
(3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao
đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờđó
tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào
máu dướidạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít
nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống
bình thường. Uống
không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các
hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường
xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác
mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi
mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch,
hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu
lượng nước mất trên 20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ
hai để duy trì sự sống.
Tóm
lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen
uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị
thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu
vàng đậm chứng tỏ cơ thểđang bị thiếu nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở
trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi
người.
Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới
Ảnh:TL
Trung
bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử
lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển.
Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ
Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy
Điển ngày 5/9.
Thực
tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển
là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu
nước) và các bệnh liên quan đến nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là
nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương
Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽcó gần 2 tỷ người phải sống
tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể
bị thiếu nước.
17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch
Ảnh:TL
Theo
ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng
17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu
(59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Giám
đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15
giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra
và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh
dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội
để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Thống
kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu
vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô
nhiếm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa
nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực.
Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh do sử dụng nước
bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành
của các em.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp
Ảnh:TL
Sự
phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới
càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một sốngành sản xuất như
chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5 ngành
sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công
nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120
lít, cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần
300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000
lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp.
Theo
đà phát triển của nền công nghiệp hiện nay trên thế giới có thể dự đoán
đến năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có
nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm 1900. Phần nước tiêu hao không hoàn
lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu
hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay
về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm .
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp
Ảnh:TL
Sự
phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở
rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao.
Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà
dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi
khoảng 700 km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở
vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc
nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Người
ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm
thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần
đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải
cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếulà
do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của
lớp nước mặt
trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước
trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng
nhu cầu về nước trên toàn thế giới.
Ngày
Nước Thế giới đã được lựa chọn vào ngày 22 tháng 3 kể từ năm 1993 khi
Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước Thế
giới. Ngày
này lần đầu được đề xuất chính thức trong Chương trình nghị sự 21 của
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992 (UNCED) ở
Rio de Janeiro, Brazil. Bắt
đầu từ năm 1993 và phát triển nhanh chóng từ đó; công chúng thể hiện
sự ủng hộ mạnh mẽ, mọi người được khuyến khích không sử dụng vòi nước trong cả ngày, và ngày này đã trở thành một xu hướng phổ biến trên Facebook.
Năm 2014, chủ đề của Ngày Nước thế
giới là “Nước và Năng lượng” nhằm nâng cao nhận thức về mối tương quan
chặt chẽ giữa hai yếu tố cơ bản này đồng thời kêu gọi tìm kiếm biện
pháp quản lý để có thể đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế và đáp ứng
nhu cầu của con người thông qua khai thác bền vững tài nguyên nước và
sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm hướng đến một nền kinh tế tăng
trưởng xanh.
T. H (tổng hợp)