Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số
60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được
thêm dấu " " sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đât không chỉ dừng lại ở 60
phút mà còn hơn thế nữa.
Năm 2007,
Giờ Trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc
19h30 theo giờ địa phương. Ban đầu hoạt động này chỉ nằm trong phạm
vi nước Úc, tuy nhiên sau đó sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của thế
giới và các nước bắt đầu đăng ký tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất
cho những năm sau.
Với 2 triệu người tham gia, chiến dịch Giờ
Trái đất 2007 đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô
trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.
Năm 2008,
với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia chính thức và trên 400 thành
phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức
trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên
thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng
ứng
Năm 2009, với khẩu hiệu “Tắt đèn, Bật
tương lai”, Giờ Trái đất diễn ra từ 20h30-21h30 ngày 28/3 (giờ địa
phương) với sự tham gia của 2.100 thành phố và 82 quốc gia (tăng hơn rất
nhiều so với năm 2008).
Năm 2009 cũng là năm đầu tiên
Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất, với các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho
tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa,
Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn… trong khoảng
thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện.
Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng.
Năm 2010,
Giờ Trái đất diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào
ngày 27/3 theo giờ địa phương và đã có 92 quốc gia đã chính thức đăng kí
tham gia, nhiều hơn năm trước 4 quốc gia.
Tại Việt Nam, với
khẩu hiệu “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, Giờ Trái đất diễn ra từ
20h30 đến 21h30 ngày 27/3, với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành trên cả
nước. Trong năm này, Thủ đô Hà Nội chính thức tham gia vào sự kiện Giờ
Trái đất.
Năm 2011, Giờ Trái Đất 2011 diễn ra vào ngày 26/3.
Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì
biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm. Đã có
30 tỉnh, thành thực hiện Giờ Trái đất vào hồi 20h30-21h30 UTC 7, góp
phần tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 23.800
USD.
Năm 2012, Giờ Trái đất bắt đầu từ 20h30
đến 21h30 ngày 31/3 với sự tham gia của khoảng 135 quốc gia và vùng lãnh
thổ và số người hưởng ứng lên đến 1,8 tỷ người.
Tại Việt Nam,
Với thông điệp “Tôi và bạn hãy cùng hành động”, Giờ Trái Đất 2012 nhằm
kêu gọi các ban ngành, doanh nghiệp, tổ chức và mọi người dân tham gia
hành động chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong chiến dịch này,
công suất của hệ thống điện giảm được 546 MW, điện năng tiết kiệm được
là 546.000 kWh, ước tiết kiệm 712 triệu đồng.
Năm 2013, Giờ Trái đất 2013 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, trong khoảng
thời gian từ 20h30 cho đến 21h30 theo múi giờ địa phương. Nguyên nhân
của sự thay đổi này là thứ 7 cuối cùng của tháng Ba là thời điểm bắt đầu
mùa hè tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.
Đã có hàng triệu người sống ở các thành phố khác nhau trên khắp hành
tinh cùng tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết trong vòng 1 giờ nhằm chứng tỏ rằng các công dân toàn cầu có thể cùng nhau hành động để giảm nhẹ tác động của sự nóng lên toàn cầu.
Với khẩu hiệu "Tôi và bạn hãy cùng hành động" nhằm mục tiêu tạo chuyển biến lớn trong hành
động tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu của mỗi
người dân và cộng đồng, Giờ Trái đất tại Việt Nam 2013 tiết kiệm được
khoảng 700.000 kWh điện, tương đương hơn 1 tỷ đồng.
Năm 2014, Giờ
Trái đất dự kiến sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 29/3/2014. Đây sẽ
là sự kiện lớn nhằm gây quỹ để thực hiện những dự án bảo vệ môi trường
với quy mô toàn cầu.
Tại Việt Nam, với thông điệp "Hãy hành
động để Trái Đất thêm xanh", Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30
ngày 29/3 tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
T. H (tổng hợp)